TextBody
Xử lý rác

Xử lý rác

     Hiện nay trên quy mô cả nước mỗi ngày tổng số rác thải sinh hoạt do con người phát thải ra dao động ở Việt Nam, trên quy mô cả nước chẳng hạn. Mỗi ngày, tổng số khối lượng rác thải sinh hoạt thải ra dao động từ 60.000 đến 65.000 tấn, trong đó khoảng 20-25% tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

     Cho nên, nếu nói về xử lý rác thải, mọi người hay nói ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh là những địa phương có những vấn đề nổi cộm, những vấn đề bức xúc nhất. Nhưng thực ra, chúng ta phải nói rằng công tác xử lý rác thải khá là khác nhau ở khu vực đô thị, khu vực nông thôn, ở các thành phố lớn hay những vùng đô thị nhỏ ven đô. 

     Về xử lý rác thải, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chôn lấp vẫn là biện pháp phổ biến nhất, trong đó ở Hà Nội phải đến 90% khối lượng rác thải được xử lý thông qua chôn lấp và thành phố Hồ Chí Minh là khoảng hơn 70%. 

     Lượng rác thải chôn lấp ngày càng tích tụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của con người và các loài động, thực vật khác. Có thể nói rác thải là một vấn nạn lớn của toàn nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng… Trên thế giới các Quốc gia phát triển đã xử lý tương đối triệt để rác thải sinh hoạt, rác thải rắn và rác thải nguy hại tuy nhiên khi đầu tư những dây chuyền xử lý tương tự tại Việt Nam lại không hiệu quả do thói quen không phân loại tại hộ gia đình của người dân Việt Nam.

     Từ thực trạng này MicViet Holdings đã dành rất nhiều trí, lực, tài chính và chạy đua với thời gian để vừa nghiên cứu, vừa chế tạo, vừa vận hành và vừa nâng cấp dây chuyền xử lý rác thải phù hợp nhất, hiệu quả nhất với môi trường rác thải tại nước Nhà. Đến nay MicViet Holdings đã hoàn toàn làm chủ công nghệ xử lý rác của riêng mình và triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các Nhà máy xử lý rác thải trên toàn Quốc.

     Các dây chuyền xử lý rác của chúng tôi là tổng hoà của rất nhiều công nghệ cam kết xử lý sạch 100% rác thải sinh hoạt, không chôn lấp và hoàn nguyên mọi giá trị từ rác để tạo ra các sản phẩm từ nhựa, phân hữu cơ và vật liệu xây dựng góp phần cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân cũng như tạo ra những giá trị mới.